웹마스터 삭제
본문 바로가기 대메뉴 바로가기

GANGNEUNG CITY VIE - 솔향강릉

Thời sự

Infinite Possibilities of Gangneung where Business,Culture and Tourism meet.

Thời sự & thông báo

Bảo tàng Mỹ thuật Sorol 《In Dialog: Chung Sang-Hwa》

  • Tra cứu : 119
  • Ngày đăng ký : 2024-05-20
정상화.png ( 410 kb)
Bảo tàng Mỹ thuật Sorol 《In Dialog: Chung Sang-Hwa》

In Dialog: Chung Sang-Hwa》 

 

Giới thiệu triển lãm

- Tên triển lãm: In Dialog: Chung Sang-Hwa

- Thời gian: 4/5/2024( Thứ bảy) - 25/8/2024(Chủ nhật)

- Địa điểm: Phòng triển lãm 1

- Phần triển lãm: 13 bức họa

Chủ quản: Viện nghiên cứu nghệ thuật đương đại Hàn Quốc(KoRICA) 

 

Bảo tàng Mỹ thuật Sorol giới thiệu In Dialog: Chung Sang-Hwa , một dự án triển lãm tiếp tục cuộc đối thoại mĩ học với thế giới tác phẩm của Agnes Martin. ‘In Dialog’ là một dự án triển lãm được lên kế hoạch như một chuỗi kết nối mĩ thuật thế giới và mĩ thuật Hàn Quốc. Lần trước trong dự án đầu tiên, sau cuộc gặp gỡ của Lucio Fontana và Quac In-sik tiếp nối lần này sẽ giới thiệu cuộc gặp gỡ của Agnes Martin và Chung Sang -hwa.

 

Các tác phẩm của Chung Sang-hwa (鄭相和,1932~), người đại diện cho dòng tranh trừu tượng đơn sắc của Hàn Quốc, rất đáng được thảo luận cùng với các tác phẩm của Agnes Martin. Trong khi dòng tranh của Agnes Martin thể hiện một cách ẩn dụ tâm hồn thuần khiết của người nghệ sĩ qua ngôn ngữ tiết chế, thì ở Hàn Quốc, hội họa trừu tượng đơn sắc nhấn mạnh khía cạnh biểu diễn cùng với mĩ thuật thử nghiệm avant-garde đang tạo nên những chuyển biến quan trọng.

Tác phẩm ‘Trừu tượng bạch sắc' của Chung Sang-hwa, thế giới tác nghiệp của người nghệ sĩ đã trải qua tuyến đầu của nghệ thuật đương đại ở khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Pháp trong nhiều năm được thể hiện một cách cô đọng. Triển lãm này giới thiệu tác phẩm tiêu biểu trừu tượng bạch sắc của Chung Sang-hwa được tiết chế nhất nhằm khám phá mối quan hệ thẩm mỹ giữa tác phẩm của Agnes Martin chứa đựng sự cảm thụ đầy chất thơ với hội họa hình học của Chung Sang-hwa nhấn mạnh đến các khía cạnh biểu diễn(performativity).

 

Nếu cảm thụ tác phẩm với tốc độ chậm rãi, bạn có thể cảm nhận được chiều sâu đan xen từ ranh giới của các ô vuông nhỏ liên kết với nhau trên bề mặt tranh. Ánh mắt của người xem đắm chìm sâu vào những biến thể màu sắc tĩnh lặng, điềm đạm, phẳng lặng và thiền định. Trải nghiệm đắm chìm này liên quan đến kỹ thuật vẽ tranh độc đáo và đặc trưng vốn có được Chung Sang-hwa sử dụng. Phủ đất sét cao lanh trắng tinh khiết lên một tấm vải canvas không cột chặt. Gấp và uốn tấm vải sền sệt đó theo nếp gấp ngang và dọc như gấp nếp nhăn, khi có vết rạn thì xé bỏ ra và lấp đầy chỗ đó bằng sơn acrylic. Quá trình phủ rồi làm khô, uốn, gấp, xé và làm đầy trải qua sự lặp đi lặp lại để lộ ra mặt phẳng biểu thị đặc trưng của người nghệ sĩ. Tác phẩm của Chung Sang-hwa được làm ra thông qua quá trình này không phải là một bức tranh được vẽ ra mà là một bức tranh được chế tác. Sự tác nghiệp bắt đầu từ kế hoạch tỉ mỉ của người nghệ sĩ, nhưng mở rộng một cách tự nhiên, như thể tìm thấy hình thức của riêng nó. Khi đạt đến sự hài hòa hoàn hảo, sự cân bằng hoàn hảo và hình dáng hoàn hảo, bàn tay của người nghệ sĩ dừng lại và tác phẩm được hoàn thành.

 

Chung Sang-hwa gọi hoạt động sáng tạo của mình là ‘công việc’. Cho thấy thái độ của ông không gắn bất kỳ ý nghĩa đặc biệt nào cho hành động sáng tạo. Trong thái độ đối với công việc và phương thức sống của ông thể hiện rõ dấu vết của mong muốn bớt đi hơn là thêm vào hoặc lấp đầy nó. Chỉ là đi tìm mặt phẳng từ một mặt phẳng chứ không chứa bất kỳ ý nghĩa hay câu chuyện(narrative) cụ thể nào để đọc. Thông qua vô số lần lặp lại quá trình để lộ và lấp đầy, mặt phẳng của sự vô tận chất chứa trong mặt phẳng được tiết lộ. Quá trình tác nghiệp chừng đó và các hành động thực hiện trong quá trình làm việc đó có tính quyết định. Chuyển động tinh tế trong thớ vải khơi dậy cảm giác thị giác và vô số màu sắc khác nhau về các sắc thái hòa tan trong một màu được trải nghiệm như 'tổng thể của một thể'.

 

In Dialog: Chung Sang-hwavới việc nêu bật những bức tranh trắng tinh tế mà Chung Sang-hwa tạo ra từ những năm 1970 đến những năm 2010, mang đến cuộc giao lưu giữa những tác phẩm thành tựu nghệ thuật mà ông đạt được cùng với các tác phẩm của Agnes Martin.

 

[Giới thiệu về tác giả]

Chung Sang-hwa (鄭相和, 1932~)

Sinh ra ở Yeongdeok, tỉnh Gyeongsangbuk-do vào năm 1932, Chung Sang-hwa bắt đầu với mĩ thuật một cách tình cờ khi còn học cấp hai. Năm 1953, khi Chiến tranh Triều Tiên đang ở đỉnh điểm, ông nhập học khoa Mỹ thuật của Đại học Quốc gia Seoul, và năm 1957, ông làm giáo viên tại trường Sư phạm Incheon và tiếp tục sự nghiệp họa sĩ một cách chính thức. Chung Sang-hwa, người từng hoạt động với tư cách là thành viên của Hiệp hội nghệ sĩ đương đại và Actuel, đã mạnh dạn phá vỡ khuôn mẫu và hình thái của những bức tranh hiện có và say mê với thử nghiệm hội họa xu hướng Informel(xu hướng hội họa trừu tượng trữ tình).

 

Năm 1967, ông ở lại Paris và tìm hiểu những xu hướng mới nhất trong nghệ thuật đương đại châu Âu-Mỹ, sau đó ông sang Nhật Bản vào năm 1969 và ở lại Kobe cho đến năm 1977. Trong thời gian này, Chung Sang-hwa cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Yoshihara Jiro, thủ lĩnh nhóm nghệ sĩ cấp tiến Nhật Bản 'Gutai'(具體). Trong thời kỳ hoạt động ở Nhật Bản, các tác phẩm của Chung Sang-hwa dần dần thay đổi phong cách hội họa từ Informel tràn đầy năng lượng sang hội họa trừu tượng đơn sắc. Từ sau năm 1973, các dạng hữu cơ biến mất và bề mặt tranh bắt đầu được chia thành các lưới. Sau đó, ông làm việc tại Paris và Nhật Bản, sản xuất các tác phẩm cả trong và ngoài nước, rồi trở về Hàn Quốc vào năm 1992 để tiếp tục tác nghiệp một cách tích cực.

 

Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Sorol thông cáo báo chí 

공공저작물 자유이용 허락 표시

상단이동